Dữ liệu kinh nghiệm Đường cong Laffer

Thuế suất tại đó thu nhập cực đại

Một đường cong Laffer bất đối xứng có thể với điểm thu nhập tối đa ở mức thuế suất khoảng 70%, dựa theo "How Far Are We From The Slippery Slope? The Laffer Curve Revisited" của Mathias Trabandt và Harald Uhlig[11].

The New Palgrave Dictionary of Economics thông báo rằng sự so sánh các nghiên cứu học thuật tạo ra một khoảng các mức thuế suất với thu nhập thuế tối đa có trung tâm ở mức khoảng 70%[2]. Năm 1995, nhà kinh tế học Paul Pecorino trình bày một mô hình dự báo đỉnh của đường cong Laffer xảy ra ở mức thuế suất khoảng 65%[12]. Nghiên cứu năm 1996 của Y. Hsing về kinh tế Hoa Kỳ từ năm 1959 tới năm 1991 đặt thuế suất liên bang trung bình để có thu nhập thuế tối đa nằm trong khoảng từ 32,67% tới 35,21%[13]. Bài báo công bố năm 1981 trong Journal of Political Economy (Tạp chí kinh tế chính trị) trình bày một mô hình tích hợp các dữ liệu kinh nghiệm chỉ ra rằng điểm để có thu nhập thuế tối đa tại Thụy Điển trong thập niên 1970 có thể phải là 70%[14]. Bài báo của Trabandt và Uhlig thuộc Tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) năm 2009 trình bày một mô hình dự đoán rằng các nền kinh tế Mỹ và phần lớn các nước châu Âu nằm bên trái của đường cong Laffer (nói cách khác còn dư địa để tăng thuế suất để tăng thu nhập thuế)[11].

Phân tích của Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ

Năm 2005, Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ (CBO) công bố một bài báo gọi là "Analyzing the Economic and Budgetary Effects of a 10 Percent Cut in Income Tax Rates" (Phân tích các hiệu ứng kinh tế và ngân sách của việc cắt giảm 10 phần trăm thuế suất thuế thu nhập). Bài báo xem xét tác động của việc cắt giảm cách điệu hóa 10% trong suất biên hiện hành khi đó của thuế thu nhập liên bang tại Hoa Kỳ (chẳng hạn, nếu nó ở mức biên 25% thuế suất thuế thu nhập liên bang thì người ta hạ nó xuống 22,5%). Không giống như các nghiên cứu trước đó, bài báo của CBO ước tính tác động ngân sách của các hiệu ứng kinh tế vĩ mô có thể của các chính sách thuế, nghĩa là, nó cố gắng giải thích các cắt giảm trong thuế suất thuế thu nhập cá nhân có thể ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển tương lai tổng thể của nền kinh tế, và vì thế ảnh hưởng tới thu nhập thuế trong tương lai của chính quyền; và cuối cùng, ảnh hưởng tới thâm hụt hay thặng dư. Trong kịch bản phát triển ước tính hào phóng nhất của bài báo thì chỉ 28% của thu nhập mất đi được dự đoán từ việc hạ thấp thuế suất có thể được bù đắp lại trong thời gian 10 năm sau khi cắt giảm đồng loạt 10% tất cả các mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, các khoản thâm hụt sẽ tăng lên gần như bằng cùng một giá trị như giá trị thuế cắt giảm trong 5 năm đầu tiên, với thu nhập hoàn ngược lại hạn chế sau đó. Do các thâm hụt ngân sách tăng lên, các cắt giảm thuế chủ yếu làm lợi cho những người giàu có về các khoản thuế lẽ ra họ phải chịu — cộng tiền lãi — bởi các khoản thuế phát sinh tương đối đồng đều cho tất cả những người nộp thuế[15]. Bài báo chỉ ra rằng các thiếu hụt được dự đoán này của thu nhập thuế có thể được bù đắp bằng vay mượn liên bang: bài báo ước tính rằng chính quyền liên bang sẽ phải trả thêm 200 tỷ USD tiền lãi trong thập niên được xem xét trong phân tích của bài báo[7].

Khác

Laffer cũng trình bày các ví dụ về Nga và các quốc gia vùng Baltic, những quốc gia áp dụng thuế suất đồng đều với các mức thuế suất thấp hơn 35% và các nền kinh tế này bắt đầu tăng trưởng sau khi thực thi các chính sách này. Ông cũng viện dẫn tương tự về kết quả kinh tế của luật cắt giảm thuế Kemp-Roth, các cắt giảm thuế Kennedy, các cắt giảm thuế thập niên 1920, và các thay đổi trong cấu trúc thuế thu nhập mại sản ở Hoa Kỳ năm 1997[3]. Một vài người cũng trích dẫn quy luật Hauser, trong đó mặc nhiên công nhận rằng thu nhập thuế liên bang Hoa Kỳ, khi tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, luôn ổn định ở mức khoảng 19,5% trong giai đoạn từ năm 1950 tới năm 2007 mặc cho các thay đổi về thuế suất biên trong cùng kỳ[16]. Tuy nhiên, những người khác lại gọi quy luật Hauser là "lầm lạc" và tranh cãi rằng các thay đổi về thuế có những ảnh hưởng lớn tới thu nhập thuế[17].

Đánh thuế tối ưu

Bài chi tiết: Thuế tối ưu

Một trong các sử dụng của đường cong Laffer là để xác định thuế suất sẽ tạo ra thu nhập thuế tối đa (nói cách khác "tối ưu hóa" thu nhập thuế). Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn thuế suất tối đa hóa thu nhập với thuế suất tối ưu, là thuật ngữ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả thuế suất tạo ra một lượng nhất định thu nhập thuế mà gây ra ít méo mó nhất cho nền kinh tế[18].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường cong Laffer http://www.angrybearblog.com/2010/11/hausers-law-i... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.dailykos.com/story/2011/07/13/994029/-W... http://books.google.com/books?id=GcmvijkDrEcC&lpg=... http://www.huppi.com/kangaroo/L-taxcollections.htm http://www.nationalaffairs.com/doclib/20080528_197... http://www.polyconomics.com/gallery/Napkin003.jpg http://www.theatlantic.com/doc/198112/david-stockm... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1... http://blogs.wsj.com/japanrealtime/2013/09/09/lear...